Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất trong tháng 1/2022, chiếm 26,0% tổng lượng nhập khẩu, đạt 13,6 nghìn m³, trị giá 4,2 triệu USD, tăng 4,4% về lượng nhưng giảm 7,2% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 01/2021 giảm 52,7% về lượng và giảm 31,6% về trị giá.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ thông của Việt Nam tháng 2/2022 đạt 50,3 nghìn m³, trị giá 14,6 triệu USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với tháng 01/2022; so với tháng 02/2021 giảm 57,5% về lượng và giảm 42,0% về trị giá. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu gỗ thông đạt 102,7 nghìn m³, trị giá 29,8 triệu USD, giảm 64,4% về lượng và giảm 52,2% về trị giá so cùng kỳ năm 2021.
Giá nhập khẩu bình quân chủng loại gỗ thông nguyên liệu tháng 01/2022 đạt 289,7 USD/m³, giảm 5,2% tháng 12/2021, nhưng so với tháng 01/2021 tăng 32,7%.
Về thị trường nhập khẩu, tháng 01/2022, nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với tháng 01/2021. Trong đó, nhập khẩu gỗ thông từ thị trường Brazil lớn nhất chiếm 26,0% tổng lượng nhập khẩu trong tháng đầu năm 2022, đạt 13,6 nghìn m³, trị giá 4,2 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và giảm 7,2% về trị giá so với tháng 12/2021; tuy nhiên so với tháng 01/2021 giảm 52,7% về lượng và giảm 31,6% về trị giá.
Nhập khẩu gỗ thông từ thị trường Chilê đứng thứ hai, đạt 8,9 nghìn m³, trị giá 3,1 triệu USD, giảm 34,8% về lượng và giảm 35,3% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 80,4% về lượng và giảm 71,7% về trị giá.
Ngoài ra, nhập khẩu từ một số thị trường giảm so với tháng 01/2021 như; từ Urugoay giảm 10,2%; New Zealand giảm 79,6%; Achentina giảm 52,7%; Australia giảm 71,7%; EU giảm 90,4%...
Ngược lại, nhập khẩu từ thị trường Mỹ tăng 33,7% về lượng và tăng 20,8% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 01/2021 tăng 32,6% về lượng và tăng 27,3% về trị giá, đạt 6,4 nghìn tấn, trị giá 840 nghìn USD.
Gỗ Việt